Kỹ năng đi trekking đầu tiên mà các trekker mới vào nghề cần lưu ý đó chính là phải lên kế hoạch kỹ càng cho chuyến đi của mình. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ mọi thông tin về điểm đến cũng như chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đối mặt với những thử thách chẳng may xảy ra trong hành trình.
Biên tập bởi: FanFan
10 Điều lưu ý khi đi trekking, leo núi cho người mới bắt đầu
1. Bắt đầu với những cung đường ngắn và phù hợp với khả năng của mình
Nên chọn cung đường hợp với thể lực!
Khi mới bắt đầu với loại hình du lịch này, bạn cần chọn những cung đường phù hợp với khả năng của mình. Khả năng ở đây là sức bền, tình trạng sức khỏe hiện tại và tình trạng bệnh lý (Nếu có). Thường mới bắt đầu bạn có thể lựa chọn những cung đường ngắn để làm quen trước.
Nếu mới đi mà được rủ đi cung dài, bạn cảm thấy nó quá sức với mình thì hãy cải thiện sức bền bằng cách luyện tập, rèn luyện sức bền bằng các bài tập như chạy bền, nhảy cóc, leo cầu thang hoặc nhẹ nhàng như đi bộ đường dài (Nếu bạn có thời gian).
2. Tìm hiểu nơi mình sắp đi và học hỏi kinh nghiệm
Hàng loạt những câu hỏi đặt ra: Đi trekking là gì? đi như thế nào? Chỗ sắp đi có đẹp không? Địa hình như thế nào? có suối nước để tắm không? thời tiết ở đó nóng hay lạnh?….
Tất cả những câu hỏi đó có thể dễ dàng được giải đáp bởi 2 cách, hoặc là dùng “Google search” hoặc là tham khảo ý kiến những bạn đã từng đi cung đó. Nếu bạn bè của bạn chưa ai từng tham gia loại hình du lịch này hãy hỏi trên các group, diễn đàn, hoặc là đến ngay Fanfan, đội ngũ Fanfan với phương châm “biết gì sẽ khai hết” luôn sẵn sàng kể bạn nghe về những cung đường!
Việc tìm hiểu kỹ cung đường sắp đi sẽ giúp bạn chuẩn bị trước tâm lý, chuẩn bị chu đáo hành lý và những món cần thiết. Bởi mỗi cung đường sẽ phải chuẩn bị những món đồ đặc trưng: Ví dụ như đi rừng rậm ẩm ướt thì phải chuẩn bị xà cạp chống vắt, đi đường biển thì chuẩn bị nhiều nước và thức uống bù khoáng hơn!
3. Kiểm tra thời tiết
Nếu bạn đã lên lịch và đặt tour thì việc kiểm tra thời tiết giúp bạn hoàn thiện hành lý của mình hơn, ví dụ như việc kiểm tra thời tiết sẽ nhắc nhở bạn chuẩn bị áo mưa (Món này thường bị lãng quên – nhất là với người mới bắt đầu) hoặc chuẩn bị thêm tăng để che mưa, trời nắng thì kem chống nắng., mũ, khăn,…. Hoặc nếu có bão thì hãy xem xét đến việc dời chuyến đi hoặc hủy tour để đảm bảo an toàn!
Việc kiểm tra thời tiết có thể dễ dàng thực hiện bởi các ứng dụng trên smartphone, đừng quên nhắc nhở hội bạn đi cùng nhé! Chắc là tụi nó sẽ không nhớ mà kiểm tra thời tiết đâu!
4. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng giày và tất
Chuẩn bị Giày leo núi – Người bạn đồng hành!
Một phần quan trọng của bộ trang phục leo núi, tùy thuộc vào địa hình và nhu cầu bạn có thể lựa chọn được một đôi giày phù hợp!
Bạn có thể chọn một đôi giày chống thấm nước cho địa hình ẩm ướt (Không có suối cao)
Một đôi giày thoát nước sẽ phù hợp với địa hình nhiều suối, giày cổ thấp thì sẽ linh động cổ chân, giày cổ lửng, cổ cao thì hỗ trợ bạn khi đi để hạn chế nguy cơ chấn thương cổ chân.
Đối với tất thì bạn cần chọn một đôi tất có cổ tất cao hơn cổ giày. Đặc biệt đối với những địa hình nhiều vắt thì một đôi tất dày và cao sẽ rất hợp lý.
5. Chọn trang phục phù hợp
Chọn đúng trang phục sẽ cho bạn một chuyến đi thoải mái!
Tất nhiên là chẳng ai mang quần Jean để đi leo núi! Nhưng vẫn phải lưu ý về mảng trang phục này nhé!
Nếu bạn là một “trekker nghiệp dư” hay chỉ đang tập tành leo núi và không muốn đầu tư quá nhiều thì không nhất thiết phải chuẩn bị áo quần chuyên dụng để leo núi, trang phục sử dụng được cho leo núi cần có độ co giãn tốt, không hầm bí, thấm mồ hôi và thoát mồ hôi tốt. Những chất liệu như vải nhanh khô, cotoon, bamboo là những gợi ý cho bạn.
Một ưu điểm của áo quần chuyên dụng cho leo núi đó là khối lượng nhẹ, khả năng khử mùi và chống tia UV. Mặc dù không nhất thiết phải chọn trang phục chuyên nghiệp cho chuyến leo núi đầu tiên nhưng sở hữu chúng là một lợi thế lớn.
Về phần phụ kiện thì một số món nhất định phải chuẩn bị như: balo, túi nước, khăn rằn, bao ống tay. Một số món khác phụ thuộc vào từng chuyến đi, từng địa hình nhé!
6. Mang theo những vật dụng thật sự cần thiết
Xác định cái nào nên đem theo với tiêu chí nhẹ nhất có thể!
Bạn cần xác định rằng hành trình bạn sắp tham gia có thể nói là “không hề nhẹ nhàng”. Việc đắn đo, khó nghĩ nhất trước mỗi chuyến đi là “nên mang cái nào theo?” hay ” có nên để cái kia ở nhà không?”. Không chỉ các Beginner mà thậm chí những người đã đi nhiều cũng gặp rắc rối với vấn đề này.
Tương truyền rằng: thoạt đầu bạn nhìn qua chắc chắn món nào bạn cũng thấy cần thiết cho đến khi đang trên núi thì chỉ muốn bỏ lại tất cả vì quá nặng và quá mệt rồi! Chính vì thế hãy xem xét thật kỹ và chỉ mang theo những thứ thật sự cần thiết. Ví dụ như quần áo chỉ cần mang đủ, có thể dư nhưng đừng dư quá nhiều, mỹ phẩm thì chỉ cần kem chống nắng là được rồi….
Có một nhóm phụ kiện nhất định phải mang theo như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng,… thì bạn nên chiếc ra ở 1 tuýp nhỏ hơn, đủ dùng để giảm bớt khối lượng hành lý.
7. Phân bổ sức khỏe cho cả hành trình – hạn chế chấn thương
Điều này khá quan trọng và không hề đơn giản cho người mới bắt đầu với loại hình du lịch này. Bởi khi mới đi thì bạn sẽ không thể biết chính xác khả năng của mình cũng như đoạn cung đường này như thế nào để phân bổ sức phù hợp.
Việc bạn có thể làm là tập luyện để biết khả năng của mình, đồng thời trong quá trình đi phải luôn giữ sức theo kiểu “để dành công lực vì đoạn đường còn dài”. Đặc biệt lưu ý à phải “Chậm mà chắc trên từng bước chân”, đoạn nào cảm giác nguy hiểm thì hãy yêu cầu sự trợ giúp của những bạn có kinh nghiệm, ví dụ porter chẳng hạn! Tuyệt đối đừng cố khi thấy không ổn, đừng tiếp tục khi thấy nguy hiểm – an toàn là trên hết!
8. Học cách sử dụng những đồ sinh tồn cơ bản
Ví dụ như lọc nước, đánh lửa, gương cứu hộ, còi (cái này thì không cần học nhưng phải để vào đây vì nó quan trọng), tracklog, la bàn, bản đồ,….
Bên cạnh sự chuẩn bị những món đồ sinh tồn thì việc học cách sử dụng chúng cũng quan trọng không kém. Đầu tiên khi có đầy đủ đồ sinh tồn và biết cách sử dụng chúng sẽ tạo cho bạn một tư thế tự tin, đủ khả năng để giữ bình tĩnh khi đi lạc. Sau đó khi sử dụng thuần thục những món đồ này sẽ giúp bạn an toàn, tìm được đường về nếu có đi lạc.
Phần này để sử dụng thuần thục những món đồ sinh tồn thì không hề dễ, nên bạn có thể chọn tìm hiểu về nó, sau đó là bám đoàn bằng mọi giá để đảm bảo an toàn cho bản thân! Yên tâm là khi đi thì Tour sẽ đảm bảo follow bạn, nhưng mình phải để điều này ở đây, tại nó quan trọng!
9. Nói về kế hoạch của bạn cho những người đủ tin cậy
Nói về kế hoạch của bạn cho một vài người đủ tin cậy?
– Thoạt nghe thì vô lý nhưng nghĩ kỹ lại thì không thể hợp lý hơn!
Một số thông tin bạn nên báo cho một người đủ tin cậy như: Bạn sắp đi đâu? Khi nào đi? Khi nào về? và trong trường hợp khẩn cấp thì liên hệ với ai để có thông tin chuyến đi của bạn? – Đây là một công tác tạo niềm tin ở người thân.
Sỡ dĩ phải làm như vậy là vì nơi bạn sắp đi là một chuyến đi không phải là du lịch nghĩ dưỡng, đó có thể là một nơi không hề có sóng điện thoại, người nhà sẽ hoang mang nếu không thể liên hệ được với bạn.
Việc thông báo ngày đi, ngày về thật sự cần thiết đối với những bạn độc hành, ngay cả khi bạn mới tập tành hay đã là một trekker chuyên nghiệp thì việc để lại thông tin chuyến đi cho một người đáng tin tưởng cũng rất quan trọng.
10. Không xả rác
Còn gì đáng buồn hơn khi trekker (người tham gia trekking, leo núi) nói riêng và các phượt thủ nói chung bị đánh đồng là những người phá hoại môi trường, đi đến đâu xả rác, gây mất trật tự tới đó!
Chúng ta muốn tìm về thiên nhiên, muốn tận hưởng sự yên tĩnh, muốn giấu lại những vẻ đẹp từ hùng vĩ tới ma mị của thiên nhiên thì không có lý do gì khiến chúng ta phải phá hủy nó. Hãy bảo vệ núi rừng, bảo vệ cội nguồn từ hành động nhỏ nhất đó là “KHÔNG XẢ RÁC”.
Vậy rác được xử lý như thế nào? Cái nào đem về được thì đem về, cái nào có khả năng phân hủy nhanh thì có thể đốt (Nhớ đào lỗ để đốt và đảm bảo lửa đã tắt hoàn toàn khi rời đi). Nhưng vẫn khuyến khích mang về đặc biệt là những vật dụng có chu kỳ phân rã rất rất lâu như túi ni lông, ly nhựa,…
Đồng thời để hạn chế xả rác nhưng bạn không muốn đem rác về thì bạn có thể sử dụng những món đồ outdoor chuyên dụng như ly xếp gọn, muỗng đa chức năng thay vì sử dụng đồ nhựa.
Cuối cùng, hãy lập ra một danh sách những việc cần làm dựa trên 10 lưu ý trên và làm từng bước một để chắc chắn bạn đã chuẩn bị thật chu đáo cho một chuyến đi hoàn hảo! Và đừng quên lập ra một kế hoạch rèn luyện sức khỏe trước khi đi nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Top 5 cách tránh thất lạc vali du lịch hành lý ký gửi
Nội dung1. Bắt đầu với những cung đường ngắn và phù hợp với khả năng của mình2. Tìm hiểu nơi mình sắp đi và học hỏi kinh nghiệm3. Kiểm tra thời tiết4. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng giày và tất5. Chọn trang phục phù [...]
Th10
Vali kéo size nhỏ phù hợp cho chuyến đi mấy ngày? Có nên mua vali kéo size nhỏ không?
Nội dung1. Bắt đầu với những cung đường ngắn và phù hợp với khả năng của mình2. Tìm hiểu nơi mình sắp đi và học hỏi kinh nghiệm3. Kiểm tra thời tiết4. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng giày và tất5. Chọn trang phục phù [...]
Th10
Nguồn gốc và hành trình phát triển của túi xách thời trang
Nội dung1. Bắt đầu với những cung đường ngắn và phù hợp với khả năng của mình2. Tìm hiểu nơi mình sắp đi và học hỏi kinh nghiệm3. Kiểm tra thời tiết4. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng giày và tất5. Chọn trang phục phù [...]
Th10
Tổng hợp những mẫu balo trẻ em đẹp siêu xinh tại Phúc Quang Bags
Nội dung1. Bắt đầu với những cung đường ngắn và phù hợp với khả năng của mình2. Tìm hiểu nơi mình sắp đi và học hỏi kinh nghiệm3. Kiểm tra thời tiết4. Đảm bảo rằng bạn chọn đúng giày và tất5. Chọn trang phục phù [...]
Th10